Máng sóng là gì? Các công bố khoa học về Máng sóng

Máng sóng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và công nghiệp bằng cách bảo vệ và quản lý hệ thống dây dẫn điện. Chúng thường được làm từ kim loại như thép, nhôm, hoặc nhựa chịu nhiệt như PVC, phù hợp với nhiều môi trường khác nhau. Máng sóng thường thấy trong các công trình thương mại và công nghiệp, bảo vệ cáp khỏi các tác nhân gây hại và tổ chức hệ thống điện gọn gàng hơn. Các lợi ích chính bao gồm bảo vệ dây dẫn, quản lý dễ dàng, và tăng tính thẩm mỹ. Có nhiều loại máng sóng như máng lưới, màng đặc, và màng nhựa, tùy mục đích sử dụng.

Máng Sóng: Giới Thiệu và Ứng Dụng

Máng sóng là một thành phần quan trọng trong ngành xây dựng và công nghiệp, được sử dụng để bảo vệ và quản lý dây dẫn trong các hệ thống điện. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về máng sóng, từ cấu tạo, ứng dụng cho đến lợi ích và các loại khác nhau.

Cấu Tạo và Chất Liệu

Máng sóng thường được chế tạo từ chất liệu kim loại như thép, nhôm, hoặc bằng nhựa. Tùy thuộc vào loại ứng dụng và môi trường lắp đặt, người dùng có thể lựa chọn chất liệu phù hợp nhằm đảm bảo độ bền và hiệu quả của hệ thống.

Máng sóng kim loại thường được sơn tĩnh điện hoặc mạ kẽm để tăng cường khả năng chống ăn mòn. Máng sóng nhựa, ngược lại, thường được làm từ PVC hoặc các loại nhựa chịu nhiệt, chống cháy để phù hợp với các yêu cầu an toàn.

Ứng Dụng Của Máng Sóng

Máng sóng được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà thương mại, khu công nghiệp, và các dự án điện lớn. Vai trò chính của nó là bảo vệ dây cáp và dây dẫn khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường như bụi bẩn, tác động vật lý và quá nhiệt.

Trong các văn phòng và tòa nhà, máng sóng giúp tổ chức hệ thống dây dẫn gọn gàng, an toàn và thẩm mỹ hơn. Khi được sử dụng ngoài trời, máng sóng cần được lựa chọn kỹ lưỡng để chống lại tác động của thời tiết.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Máng Sóng

  • Bảo vệ dây dẫn: Máng sóng giúp bảo vệ dây dẫn khỏi hư hại và giảm nguy cơ chập điện hoặc cháy nổ.
  • Tăng cường khả năng quản lý: Hệ thống dây được tổ chức rõ ràng, giúp dễ dàng trong việc kiểm tra, bảo trì và thay thế nếu cần thiết.
  • Thẩm mỹ và gọn gàng: Nhờ vào việc giữ hệ thống dây dẫn một cách ngăn nắp, máng sóng góp phần làm cho không gian trở nên chuyên nghiệp và gọn gàng hơn.

Các Loại Máng Sóng Phổ Biến

Máng sóng có nhiều loại khác nhau, được phân loại theo chất liệu, cấu trúc hay mục đích sử dụng:

  • Máng sóng có lưới: Cho phép thông thoáng không khí, giúp giảm nhiệt độ cho dây dẫn.
  • Máng sóng đặc: Tạo lớp bảo vệ cứng cáp, thường dùng trong môi trường đòi hỏi bảo vệ cao.
  • Máng sóng nhựa: Tối ưu cho các ứng dụng trong nhà và môi trường không quá khắc nghiệt về điều kiện thời tiết.

Kết Luận

Máng sóng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và quản lý hệ thống dây dẫn. Lựa chọn máng sóng phù hợp với điều kiện sử dụng thực tế không chỉ giúp bảo vệ hệ thống điện mà còn cải thiện hiệu quả và thẩm mỹ cho không gian lắp đặt. Với sự lựa chọn đa dạng về loại hình và chất liệu, máng sóng đang ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng hơn trong ngành công nghiệp và xây dựng.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "máng sóng":

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ LÀM GIẢM ĐỘ CAO SÓNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN Ở VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG
Các dải rừng ngập mặn ven biển không chỉ có ý nghĩa lớn đối với môi trường sinh thái mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc giảm độ cao sóng, bảo vệ bờ biển. Mặc dù vậy, vấn đề đánh giá định lượng mức độ giảm sóng của rừng ngập mặn còn khá mới mẻ. Bài viết này trình bày một số kết quả ứng dụng mô hình toán dựa trên hệ thống mô hình Delft3d do Viện Thủy lực Delft (Hà Lan) phát triển để nghiên cứu vai trò làm giảm độ cao sóng của một số dải rừng ngập mặn ở vùng ven biển Hải Phòng. Mô hình toán được thiết lập cho một số kịch bản khác nhau với các điều kiện có rừng ngập mặn (thực tế) và không có rừng ngập mặn (giả định) bằng các công thức của Baptist (2005), Collins (1972) và De Vries-Roelvink (2004). Các kết quả cho thấy: trong các điều kiện thời tiết bình thường, độ cao sóng lớn nhất sau rừng ngập mặn chỉ còn dưới 0,1 m (ở khu vực ven bờ Bàng La - Đại Hợp) và dưới 0,3 m (Ngọc Hải - Tân Thành). Hệ số suy giảm độ cao sóng ở các khu vực này dao động trong khoảng 0,15-0,6. Trong điều kiện bão nhỏ, độ cao sóng lớn nhất sau rừng ngập mặn đã giảm chỉ còn 0,5 - 0,8 m, tương ứng với hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình khoảng 0,4 (Bàng La - Đại Hợp) và 0,32 (Ngọc Hải - Tân Thành). Đối với bão lớn, độ cao sóng sau rừng ngập mặn lớn nhất chỉ còn 0,8 - 1,1 m, với hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình khoảng 0,28 (Bàng La - Đại Hợp) và 0,25 (Ngọc Hải - Tân Thành).
#Wave attenuation #Delft3d model #Hai Phong #mangroves #model.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG TIÊM HYDROCORTISON NGOÀI MÀNG CỨNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 509 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp tiêm Hydrocortison ngoài màng cứng. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp trên 80 bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị tại khoa Thần kinh Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2020 – 2021. Kết quả: Tuổi đối tượng nghiên cứu từ 27 – 86 tuổi, độ tuổi 30 – 60 tuổi chiếm 57,5%, >60 tuôir chiếm 38,7%, <30 tuổi chiếm 3,8%. Nữ giới 62,5%, nam giới 37,5%. Nghề nghiệp lao động chân tay chiếm 68,8%, lao động trí óc 28,8%. Đặc điểm lâm sàng: Hội chứng cột sống (hạn chế tầm hoạt động CSTL 96,2%, điểm đau CSTL 91,2%, giảm chỉ số Schober < 14/10 cm 88,8%...) và hội chứng chèn ép rễ thần kinh (dấu hiệu Lasègue (+) 95%, dấu hiệu ‘Chuông bấm’ (+) 91,2%...); về cận lâm sàng: loại thoát vị lồi đĩa đệm 41,2%, L4 – L5 61,2%. Sau điều trị tiêm Hydrocortison ngoài màng cứng, các dấu hiệu giảm rõ rệt. Tỷ lệ điều trị thành công cao chiếm 97,5%, chuyển phẫu thuật 2,5%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tiêm hydrocortisol ngoài màng cứng cải thiện có ý nghĩa thống kê các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
#Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng #tiêm hydrocortisone ngoài màng cứng
KẾT QUẢ BƠM XI MĂNG CÓ BÓNG QUA DA ĐIỀU TRỊ XẸP THÂN ĐỐT SỐNG NGỰC, THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá kết quả tạo hình thân đốt sống bằng phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng cho các bệnh nhân xẹp đốt sống ngưc, thắt lưng do loãng xương tại bệnh viện đa khoa Đông Anh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả trên 72 bệnh nhân (97 thân đốt sống) bị lún xẹp do loãng xương được tiến hành bơm xi măng có bóng tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh từ tháng 11/2020-11/2021. Kết quả: Tuổi trung bình: 72,86±8,20 (60-93), chủ yếu 70‐79 tuổi (59,72%).  Tỷ lệ nữ/ nam: 3,2/1, 100% loãng xương với T score ≤‐2,5. Đau do loãng xương đơn thuần 13,89%, có yếu tố chấn thương chiếm 86,11%. 100% bệnh nhân giảm đau ở ngày đầu tiên sau bơm. Điểm VAS trước mổ là 7,72±1,17, sau mổ 1 ngày là 2,67±0,67 và sau 3 tháng là 1,36 ± 0,71. Sau 3 tháng, phân loại  kết quả điều trị theo tiêu chuẩn MacNab: 64/72BN (88,89%) đạt kết quả tốt và khá, 8/72BN (11,11%) đạt trung bình, không có BN đạt kết quả kém. Góc Cobb trước khi tiến hành bơm xi măng là 17,36± 8,450 và sau khi tiến hành bơm xi măng có bóng là 11,23±6,620. Biến chứng tràn xi măng trong mổ gồm có tỷ lệ bệnh nhân tràn xi măng qua bờ trước thân đốt sống là 9/97 (9,27%) và tràn vào đĩa đệm là 5/97 (5,15%). Kết luận: Phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng tạo hình thân đốt sống là một phương pháp can thiệp tối thiểu, an toàn có hiệu quả cao trong việc giảm đau ở bệnh nhân bị xẹp đốt sống do loãng xương
#Bơm xi măng #xẹp đốt sống #loãng xương
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI TẠI BỆNH VIỆN K
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 518 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư tuyến nước bọt mang tai tại Bệnh viện K. Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt mang tai được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện K trong thời gian từ T1/2016 - T12/ 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Kết quả: 98,3% phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến mang tai; vét hạch cổ 41,7%; Xạ bổ trợ sau mổ 73,3%; Liệt mặt sau mổ là 50,0% trong đó liệt mặt vĩnh viễn 30,0%, 20,0% liệt mặt có hồi phục sau 6 tháng; hội chứng Frey 10,0%; Khít hàm sau tia xạ chiếm 11,4%; Tái phát 11,7%. Thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm (OS): 75,1%. Phân tích đơn biến thấy sống thêm toàn bộ 5 năm có liên quan đến yếu tố tuổi, di căn hạch vùng và phương pháp điều trị. Kết luận: Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính của ung thư tuyến nước bọt mang tai. Xạ trị bổ trợ sau mổ làm giảm nguy cơ tái phát tại chỗ và cải thiện thời gian sống thêm toàn bộ ở những bệnh nhân giai đoạn muộn.
#Ung thư tuyến nước bọt mang tai #phẫu thuật #xạ trị #sống thêm toàn bộ
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TIÊM NGOÀI MÀNG CỨNG DƯỚI HƯỚNG DẪN CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆMCỘT SỐNG THẮT LƯNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 501 Số 1 - 2021
Mục đích: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng (NMC) dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính (CLVT) ở bệnh nhân (BN) thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng. Đối tượng và phương pháp: 36 BN đau thắt lưng do TVĐĐ được tiến hành tiêm NMC dưới hướng dẫn CVLT tại khoa X quang can thiệp – Bệnh viện Quân y 103 từ 10/2019 đến 09/2020. Hiệu quả kỹ thuật được đánh giá bằng thang điểm đau VAS (visual analog scales) và thang điểm mất chức năng sinh hoạt ODI (Oswestry Disability Index). So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật bằng kiểm định Chi bình phương test và t – test. Kết quả: 77,8% BN hiệu quả tốt, không có BN nào không hiệu quả. Thời gian bị đau và giới tính có liên quan đến hiệu quả kỹ thuật, p < 0,05. Các yếu tố tuổi, nghề nghiệp, mức độ đau, mức độ mất chức năng sinh hoạt không ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, p > 0,05. Kết luận: Kỹ thuật tiêm NMC nên được tiến hành sớm ở các BN TVĐĐ từ khi khởi phát triệu chứng đau để nâng cao hiệu quả.
#thoát vị đĩa đệm #tiêm ngoài màng cứng #mức độ đau #mức độ mất chức năng sinh hoạt
KẾT QUẢ BƠM XI MĂNG QUA CUỐNG ĐIỀU TRỊ LÚN THÂN ĐỐT SỐNG NGỰC, THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 499 Số 1-2 - 2021
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bơm xi măng qua cuống điều trị lún thân đốt sống ngực, thắt lưng do loãng xương tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả trên 71 bệnh nhân. Kết quả: Biến chứng tràn xi măng trong mổ gồm có tỷ lệ bệnh nhân có tràn xi măng qua bờ trước thân đốt sống, có tràn vào đĩa đệm lần lượt là 16,9% và 11,3%. Tỷ lệ ngấm xi măng trên 2/3 đốt là 78,9%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa điểm VAS trung bình của bệnh nhân tại các thời điểm theo dõi. Tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả rất tốt và tốt sau bơm xi măng qua da lần lượt là 63,4% và 29,6%. Kết luận: Bơm xi măng đốt sống qua da là một phương pháp ít xâm lấn, hiệu quả điều trị cao với tỷ lệ biến chứng thấp và thường không để lại di chứng, giảm đau tốt và phục hồi vận động nhanh chóng.
#Lún thân đốt sống #loãng xương #bơm xi măng
Giải thuật điều chế sóng mang với đa sóng điều khiển cho nghịch lưu lai 5 bậc
Bài báo này đề xuất kỹ thuật điều chế sóng mang với việc sử dụng đa sóng điều khiển cho cấu hình nghịch lưu ghép giữa cascade 3 bậc và nghịch lưu 2 bậc căn bản. Kỹ thuật này dựa trên nguyên tắc phân tích cấu hình nghịch lưu ghép thành các nghịch lưu căn bản để thực hiện điều khiển. Mỗi cấu hình nghịch lưu căn bản đã phân tích sẽ có một sóng điều khiển riêng. Các sóng điều khiển này sử dụng các ngưỡng cực đại 1 hoặc cực tiểu 0 của biên độ các sóng mang trên cơ sở điều chế gián đoạn để giảm số khóa phải chuyển mạch trên một pha. Việc sử dụng cấu hình ghép sẽ giúp giảm số linh kiện so với cấu hình nghịch lưu chuẩn có cùng số bậc do đó giúp giảm giá thành khi tiến hành sản xuất. Kết quả của giải thuật được kiểm chứng qua mô phỏng.
#carrier modulation #hybrid inverter #reduce switching #multi control-voltages #5-level inverter
Bước đầu phân tích tài liệu động đất ghi bằng mạng máy K2 dọc đới Sông Hồng (1997-1999)
Vietnam Journal of Earth Sciences - Tập 22 Số 4 - 2000
Preliminary interpretation of the earthquake data recorded by the K2 - network along the Red River Fault zone in Vietnam ( 1997 - 1999)
NỘI MÔ MẠCH MÁU DẠNG BIỂU MÔ CỦA XƯƠNG CỘT SỐNG: BÁO CÁO NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 509 Số 1 - 2022
U biểu mô mạch máu dạng biểu mô (EHE) là một khối u mạch máu hiếm gặp được mô tả có đặc điểm mô học giữa u máu và sarcoma mạch máu. U nội mô mạch máu dạng biểu mô nguyên phát của xương rất hiếm gặp, tỷ lệ mắc EHE như một khối u xương nguyên phát được báo cáo là dưới 1%. Case lâm sàng: Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ nam 7 tuổi bị u nội mô mạch máu dạng biểu mô ở xương đốt sống với đầy đủ dữ liệu, bao gồm lâm sàng, hình ảnh (X-quang, chụp cắt lớp vi tính [CT], cộng hưởng từ [CHT], xạ hình xương), thông tin phẫu thuật, mô bệnh học, và liệu pháp bổ trợ sau phẫu thuật. Mục đích của nghiên cứu này là tóm tắt các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của u nội mô mạch máu dạng biểu mô, để hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chính xác. Kết luận: U nội mô mạch máu dạng biểu mô tại xương là một loại ung thư mạch máu rất hiếm gặp và không có đặc điểm hình ảnh đặc hiệu. Việc phát hiện sớm bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như X quang, MSCT, MRI, xạ hình xươnggiúp chẩn đoán sớm và nâng cao hiệu quả điều trị.
#U nội mô mạch máu dạng biểu mô #xương cột sống #cộng hưởng từ
Sự phụ thuộc của dòng âm điện lượng tử lên tần số sóng âm trong siêu mạng
Dòng âm điện lượng tử được nghiên cứu bằng lý thuyết trong siêu mạng. Bài toán vật lý được khảo sát trong miền siêu âm qℓ>>1 (ở đây q là số sóng âm). Chúng tôi thu được biểu thức dòng âm điện lượng tử jQAE trong siêu mạng bằng cách sử dụng phương trình động lượng tử cho điện tử tương tác với sóng âm và tán xạ điện tử phonon âm. Sự phụ thuộc phi tuyến của dòng âm điện lượng tử lên tần số sóng âm ngoài, nhiệt độ của hệ T và các tham số đặc trưng cho siêu mạng đạt được. Kết quả tính toán số cho chỉ ra rằng sự xuất hiện các đỉnh của dòng âm điện lượng tử jQAE trong siêu mạng do sự dịch chuyển các mini vùng nn’ trong siêu mạng. Tất cả các kết quả này được so sánh với bán dẫn khối và hố lượng tử để chỉ ra sự khác biệt.
#siêu mạng #dòng âm điện lượng tử #tương tác điện tử sóng âm #tán xạ điện tử- phonon âm #phương trình động lượng tử
Tổng số: 88   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 9